HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô bắt nhịp bài hát: “Cả nhà thương nhau” + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì ? + Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình. Trong gia đình mọi người đối với nhau như thế nào? (yêu thương nhau) + Trong gia đình ai là người yêu thương con nhất? (Mọi người trong gia đình đều yêu thương nhau. Đặc biệt là mẹ, mẹ là người thương yêu chúng ta nhất. Mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về, mẹ lo cho chúng ta từ bữa ăn, giấc ngủ. Mẹ làm tất cả mọi việc để chăm lo cho chúng ta) * Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe. a. Giới thiệu truyện: giới thiệu trực tiếp. (Có một câu chuyện nói về một bà mẹ sinh được ba cô con gái. Bà hết mực yêu thương các con. Để biết các cô con gái có yêu thương mẹ không, chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái”) b. Kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. + Cô vừa kể xong câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những ai? + Vậy để biết trong ba cô gái ai là người hiếu thảo với mẹ nhất cả lớp hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện qua tranh nhé! - Cô kể lần 2: Kết hợp tranh , Đối thoại, giảng giải, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện: + Chúng mình vừa được nghe câu chuyện gì? + Bà mẹ sinh được mấy người con? Đó là những cô nào? + Bà chăm sóc các con như thế nào? Cô kể: (Bà rất yêu thương các con……không hề phàn nàn) + Khi bà ốm, bà đã nhờ ai mang thư cho các cô con gái? Cô kể: (Sóc con vâng lời mang thư đi……cô chị cả đang cọ chậu) + Nghe tin mẹ ốm, cô chị cả như thế nào? Chị cả có về thăm mẹ ngay không? Vì sao? + Chị cả đã bị biến thành con gì? + Sóc con lại đến nhà ai? Chị hai cũng không về thăm mẹ ngay.Tại sao vậy nhỉ? + Chuyện gì đã xảy ra với chị hai? + Cuối cùng Sóc đến nhà ai? + Chị út đã như thế nào khi biết tin mẹ ốm? + Vậy chị út là người con như thế nào? + Giảng giải từ khó: Hiếu thảo (có lòng kính yêu cha mẹ) + Qua câu chuyện này các con yêu ai nhất? + Nếu là các con khi nghe tin mẹ ốm thì các con sẽ làm gì ? + Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm và việc làm khi có người thân bị ốm. + Động viên – Khen trẻ. *Hoạt động 3: Tập cho trẻ kể từng đoạn truyện, tập cho trẻ đóng kịch. - Cho trẻ xung phong lên kể, nếu trẻ kể chưa lưu loát cô là người dẫn truyện. - Động viên những trẻ kể chưa lưu loát, chưa mạnh dạn lên kể cùng cô. - Khuyến khích trẻ xung phong lên đóng kịch, cô hướng dẫn trẻ thể hiện giọng điệu, tác phong của từng nhân vật. * Kết thúc: Hát vận động bài hát “Bàn tay mẹ” | - Cả lớp hát: “Cả nhà thương nhau” - Lắng nghe cô hỏi và trả lời “Cả nhà thương nhau”. - Lắng nghe cô hỏi và trả lời (yêu thương, chăm sóc, quý trọng nhau). - Bố, mẹ, ông, bà v.v…. - Lắng nghe cô nói. - Lắng nghe cô kể. - Lắng nghe cô kể. - Trẻ trả lời : Chuyện “ Ba cô gái”. - Bà mẹ sinh được 3 người con. - Đó là cô cả, cô hai, cô út. - Nuôi các con vất vả, lo cho các con từng li, từng tí. - Bà đã nhờ sóc con mang thư đi cho các cô con gái. - Chị cả không về thăm mẹ, vì bận cọ chậu, vì không thương mẹ. - Chị đã biến thành con rùa. - Tại vì chị Hai bận xe chỉ, chị hai cũng không thương mẹ. - Chị Hai đã biến thành con nhện. - Chị Út hốt hoảng, tất tả chạy về thăm mẹ. - Chị Út là người thương mẹ nhất. - Học tập gương chị Út. - Không đi chơi xa, gần gũi, bóp đầu, xoa dầu, lấy nước v.v…. - Trẻ xung phong lên kể chuyện. - Trẻ xung phong lên đóng kịch. - Cả lớp hát làm động tác minh họa bài hát“Bàn tay mẹ” . |
Tác giả bài viết: Lại Thị Hiệp
Nguồn tin: Trường MN Đức Lạng
Các tin khác