Phòng chống vi rút ZIka

Thứ hai - 21/11/2016 22:28

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
Cách phòng chống Vi rút Zika

PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VI RÚT ZIKA
 
 I. Các thông tin về bệnh  Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt/chích và có thể gây thành dịch. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
-  Bệnh thường diễn biến lành tính; 60-80% các trường hợp nhiễm vi rút không có biểu hiện bệnh; hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong.  Bệnh có biểu hiện: sốt, nổi ban dát sẩn trên da, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc
-Vi rút Zika có thể gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Trẻ bị chứng đầu nhỏ thường chậm phát triển trí tuệ, thể chất và gây biến dạng khuôn mặt…
II. Đường lây truyền  Muỗi Aedes đốt
 - Chủ yếu là A. aegypti.
- Đồng thời là trung gian truyền bệnh của vi rút Dengue, Chikungunya và vi rút gây bệnh sốt vàng.
- Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.  Lây truyền mẹ con:
 - Trong quá trình mang thai
 - Thời điểm sinh con
- Chưa có báo cáo về lây truyền qua sữa mẹ. Đường truyền khác (có thể):
 - Truyền máu
 - Quan hệ tình dục
 III. Các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là diệt bọ gậy; diệt muỗi, phòng muỗi đốt; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.  Thả cá vào tất cả các dụng cụ chứa nước trong nhà
-Đậy kín các dụng cụ chứa nước; Thay nước, vệ sinh bên trong dụng cụ chứa nước ít nhất 1 lần/tuần. Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có thể chứa nước khi không dùng đến.
-  Loại bỏ các vật phế thải gây đọng nước.
-  Thay nước lọ hoa/bình bông ít nhất 1 lần/tuần.
-  Bỏ muối hoặc dầu ăn vào bát kê chân chạn.
-Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước
- Đốt hương muỗi, sử dụng bình xịt, máy/vợt diệt muỗi…
-Mặc quần áo dài tay; có thể sử dụng thuốc xua muỗi bôi/thoa vào vùng da hở.
-  Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
-  Đến ngay cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Zika, không tự ý điều trị tại nhà. Phụ nữ có thai và dự định có thai  Không đến các quốc gia đang có dịch khi không cần thiết.  Nếu phải đến các khu vực có dịch, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút Zika theo hướng dẫn của cán bộ y tế.  Sau khi về từ các khu vực có dịch cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.  Thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Người đến/trở về từ vùng có dịch Chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày.  Đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.  Phụ nữ có thai khi đi về từ các khu vực có dịch cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.
 IV. Phòng bệnh lây qua đường truyền máu
1. Khu vực đang có sự lây truyền mạnh của vi rút Zika:  Đảm bảo nguồn máu bằng tăng cường thu thập máu từ khu vực không bị ảnh hưởng  bởi vi rút Zika.  Trì hoãn truyền máu trong vòng 28 ngày với các trường hợp:
+ Người cho đã được khẳng định nhiễm vi rút Zika
+ Người cho có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi rút Zika  Xét nghiệm các mẫu máu truyền bằng các kỹ thuật phù hợp như RT-PCR. Tuy nhiên chi phí cao  Bất hoạt tác nhân gây bệnh trong các chế phẩm máu (như kết hợp vitamin B2 với tiaØ cực tím).
- Trì hoãn truyền các chế phẩm máu (hồng cầu: 7–14 ngày; tiểu cầu: 3 ngày) cho đến khi khẳng định người cho không nhiễm vi rút Zika. Biện pháp này không thực sự hiệu quả vì hầu hết các trường hợp nhiễm vi rút Zika không có triệu chứng.
2. Ở khu vực không có sự lây truyền của vi rút Zika:
Tạm thời hoãn truyền máu trong vòng 28 ngày (gấp đôi thời gian ủ bệnh tối đa của vi rút) từ những người cho trở về từ khu vực có vi rút Zika đang lây truyền.
 V.Phòng bệnh lây qua đường tình dục:  Tất cả bệnh nhân nhiễm vi rút Zika và bạn tình cần được cung cấp thông tin về khả năng vi rút Zika có thể lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai, và QHTD an toàn như sử dụng bao cao su.  Bạn tình của những phụ nữ có thai mà đang sống hoặc trở về từ khu vực có vi rút Zika đang lây truyền cần thực hiện QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD trong suốt giai đoạn thai kỳ.  Những người đang sống trong vùng dịch cũng cần thực hiện các biện pháp QHTD an} toàn hoặc kiêng QHTD.  Những người trở về từ vùng dịch cũng cần thực hiện QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD} ít nhất 4 tuần sau khi trở về. 
                                                                                  Tác giả: Sưu tầm

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: mnlạng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
XEM NHIỀU NHẤT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại2,321
  • Tổng lượt truy cập218,619
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây